Thủ tục cử hành Tang lễ

Thủ tục cử hành Tang lễ Xôi chè cúng | Đặt xôi chè cúng LH Công Ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh

 Lễ vật cúng đầy tháng | cúng đầy tháng |Cúng đầy tháng bé gái | Cúng đầy tháng bé trai | Ngày cúng đầy tháng

Thủ tục cử hành Tang lễ

Thủ tục cử hành Tang lễ (Rất cần người chủ sự có khả năng tổ chức để điều hành công việc)

         Đặt bát cơm, quả trứng và đũa bông, thắp hương trầm thơm, máy trợ niệm mua ở trước cửa Chùa Quán Sứ, bên cạnh và bỏ 2 lá vàng, lá bạc (có dập chữ phúc, lộc, thọ) vào miệng người mất, liên hệ chuyển vào nhà lạnh nhà tang lễ Thành phố.
A/ TRƯỚC KHI NHẬP QUAN
1. Chuẩn bị:
- Nước thơm gồm: Gừng tươi, bưởi, bồ kết, ngải cứu, hương nhu, thì là, tía tô, bồ kết     (mua nhiều 1 chút vì còn phải đốt xông cả các phòng sau khi tang lễ kết thúc). 
- 1 Bộ quần áo mới của người chết gồm áo may ô, áo sơ mi, quần lót, quần âu, áo vest,   giầy, thắt lưng, cà vạt, 02 đôi bít tất mới. 
- Bộ chân kim: miếng vàng, bạc có chữ phúc, lộc, thọ.
- Bộ trang điểm: phấn, son. 
- Vải trắng (loại vải đám tang, để phủ lên người chết, làm khăn tang).  
- Xô trắng (nếu thuê dịch vụ tang lễ thì không cần chuẩn bị). 
- Đá khô, 02 Kg chè khô, hoa nhài khô, hoặc cafe (để vào trong quan tài )
- Bộ chắn (Tổ tôm).
- Bông (nút hậu môn, tai, mũi).
- Tiền lẻ (loại 1000,2000 để vài tờ vào linh cữu).
- Liên hệ với nhà Chùa hoặc Thầy xem ngày giờ nhập quan, giờ hạ huyệt.
- Liên hệ đội kèn trống.
- Hai lễ hoa quả, tiền vàng, 07 nến cốc màu đỏ, 5000 vàng Tứ phủ.
- Bàn chải đánh răng, gương, lược, nước hoa, kính lão, quần áo, giầy guốc, máy cạo       râu.v.v...
2. Lập ban thờ: (Không dùng dịch vụ nhà tang lễ)
- Bàn thờ làm bằng gỗ mộc, phủ khăn trắng, hoặc màu vàng tùy theo già, hay trẻ.
- Rèm che bằng vải voan nilon cho đẹp.
- Tấm kính nhỏ 3 li 30 x 40 mm đặt ở đáy bát hương.
- 2 cây chuối nhỏ, 2 lọ cắm hoa cúc (nghiêm cấm dùng hoa huệ ), 2 bát hương có cốt bộ chân kim (bát hương), 1 bát để trên linh cữu, 1 bát để ở bàn thờ), 1 di ảnh, 1 bộ giá đũa 10 đôi, 1 mâm ngũ quả gồm, 3 ly nước nhỏ có giá, 2 cây đèn nến.



- 1 thùng các tông (để đựng hương đến viếng), 1 chậu nước (để nhúng hương),1 thùng các tông nhỏ (đựng phong bì viếng) 01 mâm để khăn tang, áo xô, nến cốc to 1 thùng, nến cốc nhỏ 1 thùng. 
3. Đồ tang: (Có thể mua dịch vụ tại nhà tang lễ)
- Nhớ tính theo số người: Trai, gái, dâu, rể, cháu, chắt..,(tính đủ, nếu không chuẩn nên lấy thiếu, cần lấy thêm, kiêng không lấy thừa).
- Cáo phó 3 - 5 tờ dán ở những nơi cần thiết.
- Sổ tang lễ 1 quyển (ghi danh sách những cá nhân, tổ chức đến viếng), đĩa (dâng lễ), phong bì trắng 1 tập, bút bi 3 chiếc, băng đen nhựa phù hợp với số lượng người thân trong gia đình, 1 tập băng đen nilon đen cho khách, 1 Micro, bộ âm thanh, loa.
- Nếu tổ chức tại nhà tang lễ Thành phố và nhà tang lễ Bộ quốc phòng thì không cần.
- 1 người đứng túc trực ở cửa ra vào phát nén hương cho trưởng đoàn khách đến viếng, 2 người đỡ hoa, tiếp khách; 2 người trực ở bàn tang lễ để ghi sổ, đọc thông báo khách vào viếng, yêu cầu giọng nói truyền cảm trầm ấm. 
- Bàn ghi sổ tang.
01 Sổ tang để ghi lại tình cảm của quan khách đối với người đã khuất, 02 bút, 02 ghế.

 
4. Dịch vụ:


- Liên hệ thuê, phông, bạt, bàn ghế, thu dọn nhà cửa (nếu không thuê được hội trường).
- Trà mạn, nước sôi, 2 cây thuốc lá, bật lửa, hãm trà, pha trà, rót nước mời khách.
- Trầu cau mời nên để 2 bà đảm nhiệm việc tiêm trầu, kết hợp 2 thanh niên pha trà.
- Phục vụ nấu nướng là công việc cực kỳ quan trọng, nếu thuê được thì thôi, không thuê được thì cắt cử người lo. 
Chú ý: Thời gian sau khi chết của người chết rất quan trọng, nên  làm cơm chay, thông báo cho khách biết để họ thông cảm, tuyệt đối tránh sát sinh để tăng công đức cho người chết sớm được siêu thoát và sinh vào cảnh giới tốt…Tuy nhiên người miền bắc thì hiếm khi là ma chay (mặc dù cái từ ma chay là của Miền Bắc), mâm cỗ cố gắng sử dụng càng ít động vật càng tốt. Ví dụ: Rau luộc, canh nấm, nộm (hoặc Salat), bò xào cần tỏi, giò ( giò chay có thể cho vào), gà. Hoặc theo di nguyện người chết là làm cỗ chay thì cứ thế mà làm.


B/ CỬ HÀNH TANG LỄ
2.1 Chuẩn bị 
Theo Đạo phật, con người sau khi trút hơi thở cuối cùng, nhưng tâm thức vẫn tồn tại. Vậy không được di rời người vừa chết, chỉ được di dời từ sau 8 tiếng. Nghĩa là người chết thì để nguyên, phủ khăn lên, chờ sau 8h kể từ lúc chết mới được tắm rửa thay đồ, cho miếng vàng, bạc, ngọc vào miệng người chết, bỏ 1 túi muối và 1 túi gạo vào túi áo người chết. 
- Gia đình để lại 1 người túc trực bên người chết (Người trong gia đình) để người chết không thấy lạnh lẽo, người túc trực bên linh cữu thực hiện công việc trợ niệm, chỉ cần đọc Nam Mô A Di Đà Phật theo tiếng đài trợ niệm là được rồi. 
Chú ý: Nhớ kiểm tra xem phần cuối cùng còn ấm người chết là bộ phận, vị trí nào trên cơ thể. Điều này để biết người chết sẽ đầu thai vào cảnh giới nào.


2.2 Nhập quan

- Mời Sư thầy đến làm lễ Siêu sinh Tịnh độ, cả nhà làm theo hướng dẫn của sư thầy (sắm lễ, viết sớ nếu cần). 
- Di chuyển người chết nhập quan. 
- Để toàn toàn bộ vật dụng đầy đủ người chết, bộ chắn hoặc tổ tôm, tiền lẻ, đá khô, 02 kg chè khô, hoa nhài khô, hoặc cafe vào áo quan, tư trang, v.v..
- Con trai trưởng, hoặc con thứ (không phạm nhị hợp, hay tam hợp) cầm áo chạy từ ngoài vào hú (03 lần) kêu to “Ba hồn bảy vía …., xin về nhập quan”
- Sau khi đóng nắp áo quan cử người gọi điện về cho người ở nhà thắp (nam) 7 - (nữ)9 nén hương trên ban thờ 49 ngày (Chính thức phát tang). 
C/ LỄ VIẾNG, TRUY ĐIỆU VÀ ĐƯA TANG
- Đại diện BTC sẽ đứng bên Micro đọc tên từng đoàn khách từng gia đình, bạn bè gần xa, thân bằng cố hữu,v.v.. sau khi đã đăng ký vào viếng.


-  Các con cháu đứng xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ, bên linh cữu.
- 2 người đứng ở 2 bên, 1 người chịu trách nhiệm đỡ lễ đặt lên bàn thờ, 1 người đưa cho khách, hoặc trưởng đoàn 1 nén nhang vào viếng. 
Lưu ý: Việc phải đáp lễ rất mệt nên gia quyến người mất nên cắt cử thay phiên để không bị kiệt sức, thi thoảng vào trực linh cữu và vẫn trợ niệm để linh hồn người chết không thấy lạnh lẽo.
- Lễ truy điệu và đưa tang: Trước giờ đưa tang khoảng 20 phút BTC cử người thay mặt gia quyến đọc điếu văn và lời cảm ơn khách đến viếng.
- Dù là tang gia bối rối phần đón tiếp cũng không quá xơ xài, ngoài 02 người đã bố trí việc trà nước, nên bố trí thêm ít nhất 02 người tiếp chuyện, hướng dẫn khách chỗ ngồi uống nước. 



- Chuẩn bị đến giờ an táng, toàn bộ gia quyến người chết tập trung bên linh cữu, làm theo hướng dẫn của BTC lễ tang.
- 1 Người ngồi ở ghế đầu xe tang (nên là người ngoài gia tộc): rắc vàng thỏi, tiền dọc đường đi. 
- Số lượng thanh niên khiêng linh cữu, chuyển vòng hoa ra xe tang.., xe tang đi chậm khoảng 30 - 50 mét khi dừng xe, tang chủ vái lạy và cảm ơn khách tiễn đưa.
- Chuẩn bị đồ lễ tại ban thần linh nơi an táng.
- 2 đến 3 thùng nước Lavie  nhỏ mời khách đi dự lễ an táng tùy theo thời tiết và số lượng khách.
- Sau lễ an tàng quay về nhà và làm lễ cúng phục hồn 3 ngày.

- Gia quyến tập trung trước bàn thờ, làm theo hướng dẫn của sư thầy.
 Lưu ý:
- Trong suốt quá trình tang lễ không nên khóc lóc thảm thiết như thế sẽ làm người chết lo lắng, lưu luyến không siêu thoát được. Cúng ngày, cúng tuần, 35, 49 ngày (mâm cơm, gạo, muối, lát gừng và nước sạch). 
- Trong suốt 49 ngày cố gắng (không chỉ định sát sinh không nghe tiếng kêu của các sinh vật lúc chết, không ăn). Nếu như ăn hàng làm sẵn rồi, thì được. Tuy nhiên hạn chế tối đa việc sát sinh để tăng phúc cho người chết được sinh vào cảnh giới tốt. Bật máy trợ niệm kinh phật theo hướng dẫn của sư thầy.